Trong những ngày mưa, tình trạng các con đường ngập nước luôn là nỗi ám ảnh của các tài xế. Nhiều tài xế chủ quan lái xe Ôtô qua vùng ngập nước mà không cần biết khả năng của xe có qua được không, nên hậu quả nhẹ thì chết máy, nặng thì bị thủy kích, hư hệ thống điện,... Do đó để hạn chế tình trạng này, bạn đọc hãy theo dõi hướng dẫn 8 bước lái xe Ôtô qua vùng ngập nước nhẹ nhàng ở bên dưới đây nhé.
Thực tế, mỗi khi đến mùa mưa lớn thì những gara ô tô thường hoạt động rất sôi nổi, bởi vì tình trạng ô tô bị chập điện, nước ngập vào xe, thủy kích,... gia tăng trong điều kiện thời tiết như vậy.
Trước khi đến gần vũng ngập nước, bạn cần giảm tốc độ để đánh giá mức ngập của đoạn đường. Hãy quan sát những chiếc xe đi trước, mực nước trên vỉa hè,... để dự đoán xem đâu là nơi sâu nhất của vùng trũng. Thông thường, đường xá tại Việt Nam sẽ cao ở giữa và dốc dần sang 2 bên.
Hãy lường trước những ổ gà, ổ voi có thể xuất hiện dưới vùng ngập. Đặc biệt là phải hiểu rõ về chiếc xe mà mình đang sử dụng như dòng SUV hay là sedan, gầm cao hay gầm thấp,...
Đối với dòng xe sedan thì độ sâu cho phép là không quá 25cm (không quá tâm la-zăng ô tô), còn ô tô gầm cao thì không quá 35cm. Trong trường hợp bắt buộc phải lái xe Ôtô qua vùng ngập nước mà mực nước có thể cao hơn mức cho phép là 20cm thì vẫn có thể qua được, nếu ngập hết bánh xe thì nên đi đường khác hoặc chờ nước rút.
Trước khi lái xe Ôtô qua vùng ngập nước, bạn hãy bật trước đèn cảnh báo cùng đèn chiếu sáng để xem mực nước sâu đến đâu và cần giữ khoảng cách ít nhất 2m với xe trước.
Hạn chế sử dụng máy điều hòa qua vùng ngập nước là bởi vì cánh quạt hút gió của điều hòa có thể dẫn nước đi sâu vào trong động cơ xe, gây thiệt hại cho xe. Bên cạnh đó, chủ xe để điều hòa hoạt động sẽ làm công suất của xe giảm hẳn và cản trở việc lái xe qua vùng nước.
Là một cách để tránh bí hơi khi lái xe Ôtô qua vùng ngập nước do tắt điều hòa và quạt gió.
Khi chuẩn bị vượt qua vùng trũng, hãy lái xe ở số thấp (1, 2 cho xe số sàn và D1 cho xe số tự động) và duy trì chân ga đều với vận tốc 10-20 km/h. Tuyệt đối không đi nhanh hay phanh bất ngờ, nếu không sẽ làm nước tràn vào xe qua nắp capo hoặc ống xả dễ dẫn tới hiện tượng thủy kích nghiêm trọng. Ngoài ra là không được để cho xe chết máy giữa chừng khi đi.
Nếu có thể thì hãy lái xe ở chính giữa đường vì đây là vị trí cao nhất và luôn giữa khoảng cách với xe khác để tránh tạo sóng, nước tràn vào xe.
Một kinh nghiệm nhỏ của các tài xế chia sẻ với nhau là trước khi lái xe Ôtô qua vùng ngập nước, bạn hãy tháo ống hút gió phía đầu xe nhằm lấy gió từ động cơ, giúp ngăn ngừa việc nước sẽ bị ống hút gió dẫn vào động cơ.
Nếu cảm thấy sắp qua được vùng ngập thì bạn hãy tăng nhẹ ga để thoát ra khỏi đó nhanh chóng. Lưu ý đến những xe đi ngược chiều vì sẽ làm cho sóng nước đi vào xe thông qua nắp capo.
Có nhiều trường hợp mà xe gặp sự cố bất ngờ khi đang đi qua vùng ngập nước dù bạn đã chuẩn bị kỹ càng như xe chết máy, ngập nước, chập điện,... Tuyệt đối không nên khởi động xe nếu xe đã tắt máy, vì sẽ dẫn nước vào bên trong động cơ, nén lại tạo ra hiện tượng thủy kích làm cho cong, gãy tay biên hoặc vỡ lốc máy.
Lời khuyên là bạn hãy rút chìa khóa và cố gắng đưa xe ra khỏi vùng ngập nước, hoặc gọi cho số Hotline cứu hộ ô tô ở khu vực của bạn để kéo xe an toàn ra khỏi chỗ trũng.
Trường hợp bạn an toàn lái xe ra khỏi đường ngập nước thì cần phải biết là nước vẫn còn ứ đọng lại đâu đó trong xe, nên hãy kết hợp với việc vừa di chuyển bình thường, vừa rà phanh để nước thoát ra từ đĩa phanh, tránh bị bó phanh về sau.
Một điều nữa là nên kiểm tra lại động cơ, gầm xe, két nước có mắc phải rác, lá cây,... hay không để tránh gây thiệt hại thêm cho xe.
Sau đi đã vượt qua được vùng ngập nước và lái xe an toàn đến nơi, bạn hãy để ý đến những vấn đề sau:
Sau khi lái xe Ôtô qua vùng ngập nước, bạn nên kiểm tra tất cả các vị trí nội thất bên trong xe để tránh nước tràn vào, ứ đọng làm hư hại rất nhanh. Hãy sử dụng vật dụng có thể thấm khô và dùng máy sấy để làm khô mau chóng.
Đầu tiên hãy mở nắp capo và xem xem lọc gió, động cơ, bình chứa dầu, nước mát, dầu trợ lực, dầu phanh,... có nước không để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận của máy. Nếu không có kinh nghiệm thì có thể đưa xe ra hãng bảo dưỡng để kỹ thuật viên kiểm tra.
Sau khi bạn lái xe Ôtô qua vùng ngập nước mà xe vẫn còn hoạt động được thì nên kiểm tra trước tất cả các thiết bị điện trong xe như xi nhan, đèn pha, ghế điện, điều hòa, âm thanh,... Nếu có bất kỳ thiết bị điện nào của xe không hoạt động hay hoạt động chập chờn thì khả năng hệ thống điện của xe đang gặp vấn đề và phải được kiểm tra, sửa chữa ngay.
Trên đây là một số kinh nghiệm lái xe Ôtô qua vùng ngập nước để giúp cho bạn đọc trang bị thêm những kỹ năng xử lý tình huống đi đường để bảo đảm an toàn cho xe. Để tích lũy thêm nhiều cách lái xe hữu dụng thì hãy theo dõi thêm tại taplai.com nhé.
NGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Ba 26/11/2024 (CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG)CHỐT 25 HỒ SƠ CUỐI CÙNG KHOÁ CUỐI CÙNG ÁP DỤNG
( Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng )