Đối với những người đang muốn mua ô tô chú trọng đến tính năng an toàn thì chắc hẳn phải biết đến hệ thống phanh ABS là gì. Đây là một thiết bị rất quan trọng trên xe có thể bảo vệ người lái trong những tình huống phanh gấp. Để giúp mọi người hiểu hơn thì nội dung dưới đây sẽ giải đáp phanh ABS là gì và nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS nhé.
Được ra đời vào cuối những năm 1970 tại Mỹ, hệ thống phanh ABS được đánh giá là một thiết bị có khả năng bảo vệ an toàn cho người lái xe trong trường hợp phanh gấp, phanh bất ngờ. Qua thời gian, ABS được các chuyên gia lựa chọn là một trong những thiết bị an toàn nhất nên được trang bị trên xe.
ABS là gì?
ABS là gì? ABS là một hệ thống chống bó cứng phanh giúp cho người lái xe hạn chế thấp nhất những tình huống nguy hiểm khi đi trên đường.
Nếu bạn chú ý trên bảng đồng hồ của xe thì sẽ thấy đèn tín hiệu ký hiệu ABS. Lúc khởi động xe mà không thấy đèn ABS phát sáng thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân vì có khả năng hệ thống phanh đang gặp vấn đề.
Trong điều kiện lái xe trên đường với thời tiết ẩm ướt, sương mù hay địa hình trơn trượt, nhiều chướng ngại vật,... thì sẽ có lúc bạn sẽ bất ngờ và phanh gấp nên tác dụng của phanh ABS sẽ giúp cho bánh xe không bị khóa cứng và làm chủ xe giữ được tay lái, không va chạm với xe khác.
Tuy nhiên, bạn không nên quá phụ thuộc vào phanh ABS vì hệ thống này chỉ giúp bánh xe không bị bó cứng, chứ không giúp cho bạn có thể tránh những va chạm 100%. Mặc dù vậy, ABS vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tính năng an toàn của xe.
Những bộ phận chính tạo nên sự hiệu quả của ABS là:
Các cảm biến tốc độ được gắn trên các bánh xe hay bộ vi sai, nhằm đo lường tốc độ quay của bánh xe để phát hiện kịp thời hiện tượng bánh xe bị khóa cứng để gửi tín hiệu về bộ điều khiển xử lý.
Bộ điều khiển trung tâm hay ECU là hệ thống chủ giúp thu nhận các tín hiệu cảm biến và đưa ra những “chỉ thị” tác động đến giới hạn lực phanh và kích hoạt phanh ABS.
Bơm thủy lực có vai trò bơm và xả, nhằm điều chỉnh áp lực phanh thông qua các van thủy lực.
Hệ thống van thủy lực với 3 vị trí mở, khóa và nhả có nhiệm vụ kiểm soát áp suất má phanh.
ABS là gì và cấu tạo ABS
Cách kiểm soát tốc độ bánh xe của ABS khá là đơn giản, cụ thể là khi bộ cảm biến tốc độ phát hiện một hay nhiều bánh xe quay với tốc độ thấp hơn so với các bánh còn lại thì khả năng các bánh xe đó có thể bị khóa cứng.
Nguyên lý hoạt động của ABS là gì
Khi đó, trung tâm điều khiển ECU sẽ lập tức nhận thông tin từ bộ cảm biến và điều chỉnh đóng mở van dầu để tạo áp lực lên phanh. Trường hợp bánh xe bị khóa cứng thì van dầu sẽ đóng giúp cho bánh xe vẫn quay bình thường.
Hiện nay, các bạn có thể tìm thấy 2 dạng phanh ABS trên xe ô tô là:
Hệ thống ABS 4 kênh, 4 cảm biến tốc độ được đặt trên 4 bánh xe để kiểm soát và điều chỉnh từng van của bánh xe độc lập.
Hệ thống ABS 2 kênh, 2 cảm biến tốc độ được đặt trên 2 bánh trước và thêm 1 kênh, 1 cảm biến được đặt cho 2 bánh sau. Dạng này thường được sử dụng cho các dòng xe bán tải.
Ngoài phanh ABS thì các bạn có thể đã nghe đến EBD. Đây là một hệ thống phanh điện tử hiện đại và có tính năng bảo vệ an toàn khi điều khiển xe như ABS.
Theo các chuyên gia chia sẻ thì phanh ABS và EBD đều có khả năng kiểm soát tốc độ quay của bánh xe để giữ xe luôn ổn định. Bên cạnh đó, 2 hệ thống này đều sử dụng bộ điều khiển trung tâm (ECU) nên cơ cấu hoạt động cũng tương tự như nhau.
So sánh ABS và EBD
Để chỉ ra sự khác biệt giữa 2 loại phanh này là EBD chỉ can thiệp khi chưa có sự cố, còn ABS thì kiểm soát trực tiếp khi sự cố đang diễn ra. Tuy khác nhau về thời điểm hoạt động, nhưng đều tăng khả năng giữ người và xe an toàn nhất.
Luôn kiểm tra tình trạng của phanh ABS khi khởi động xe nhờ vào tín hiệu đèn báo trên đồng hồ.
Trường hợp đèn báo ABS nhấp nháy liên tục trong thời gian dài khi lái xe thì khả năng hệ thống phanh đang gặp vấn đề.
Nếu phanh gấp thì hãy cứ tiếp tục giữ tay lái, vì hệ thống ABS sẽ giúp cân bằng tốc độ của xe. Nhiều người thường bối rối phanh gấp và thả tay lái nên dẫn đến việc xe đi chệch hướng và va chạm.
Lái xe an toàn sẽ phụ thuộc lớn vào kỹ năng lái xe của người điều khiển, những thiết bị giữ an toàn như ABS chỉ mang tính hỗ trợ người lái.
Cách sử dụng ABS đúng cách
Khi đi mua hoặc xem xe thì bạn nên đi cùng với người am hiểu về xe, biết ABS là gì để có thể lựa chọn mẫu xe đúng với nhu cầu của mình. Trong đó, bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau khi lựa chọn mẫu xe có ABS:
Xe có ABS là trang bị hệ thống tiêu chuẩn hay là tùy chọn.
Hệ thống phanh ABS của xe có được cải tiến gì mới không.
Loại phanh mà xe sử dụng ABS là gì có đúng mong muốn của bạn.
Trao đổi với nhân viên trong trường hợp muốn thay đổi bánh xe thì nên chọn kích cỡ nào để giữ hiệu quả của ABS.
Hệ thống ABS đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo vệ sự an toàn của bạn khi đi trên đường một cách tốt nhất. Hiểu được phanh ABS là gì và nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS sẽ giúp cho bạn sử dụng đúng cách. Nếu có đam mê về xe thì đừng bỏ qua những bài viết trên taplai.com nhé.
NGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Tư 27/11/2024 (CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG)CHỐT 25 HỒ SƠ CUỐI CÙNG KHOÁ CUỐI CÙNG ÁP DỤNG
( Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng )
Xem Thêm : Lợi ích của hệ thống phanh ABS đối với xe mô tô, ô tô