NGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Hai 23/09/2024 (CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG)CHỐT 25 HỒ SƠ CUỐI CÙNG KHOÁ CUỐI CÙNG ÁP DỤNG
( Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng )
Những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn biết khi nào thì nên bảo dưỡng ô tô, bảo dưỡng như thế nào là đúng cách hay nên thực hiện ở đâu, giá cả cụ thể như thế nào. Tất cả sẽ được giải đáp trong “những mục bảo dưỡng ô tô phổ biến và bảng giá đúng nhất 2024” ngay bây giờ.
Một chiếc ô tô hoạt động bền bỉ, ít bị lỗi vặt là một chiếc xe luôn được chăm sóc, bảo dưỡng đúng thời điểm cần thiết dựa vào số km hoặc thời gian định kỳ theo tháng/năm.
Tùy vào mỗi dòng ô tô mà nhà sản xuất sẽ áp dụng thời điểm bảo dưỡng định kỳ khác nhau, qua đó chủ xe có thể tìm hiểu ngay trên sách hướng dẫn để “tân trang” lại xe. Thường thì lúc bảo dưỡng ô tô tại hãng sẽ thực hiện theo trình tự sau:
Bước này khá đơn giản, chỉ cần dùng thiết bị nâng xe lên, tháo ốc xả nhớt để nhớt thoát ra hết, sau đó tháo và đánh giá độ sạch của lọc nhớt.
Sau khi đã vệ sinh lọc nhớt thì thợ bảo dưỡng sẽ siết ốc và thay nhớt phù hợp cho động cơ ô tô.
Bước bảo dưỡng ô tô tiếp theo là kiểm tra xem lọc gió có cần phải thay mới không, đây là bộ phận giúp điều hòa không khí trước khi trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt.
Nhiều kỹ thuật viên khuyên các chủ xe nên thay mới lọc gió động cơ sau mỗi 50.000 km, nhưng tùy vào điều kiện hoạt động khác nhau mà cân nhắc bảo dưỡng phù hợp.
Lọc gió máy lạnh giúp ngăn chặn bụi bẩn không thoát ra bên ngoài và điều hòa không khí trong ô tô. Theo thời gian, lọc gió sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn và tắc nghẽn nên cần phải vệ sinh để tránh làm giảm tuổi thọ của máy lạnh.
Hệ thống phanh là một trong các bộ phận thuộc quy trình bảo dưỡng ô tô quan trọng. Nếu phanh bị mòn và cứng sẽ làm mất tác dụng hãm tốc gây nguy hiểm khi lái xe.
Thường thợ bảo dưỡng sẽ tháo rời bánh xe, sau đó tháo phanh và kiểm tra bố, heo dầu. Kế tiếp là vệ sinh bố, tra mỡ ắc phanh và lắp lại như cũ.
Tùy vào mỗi hãng xe, thời điểm bảo dưỡng sẽ dựa vào số km hoặc thời gian sử dụng nhất định. Lưu ý là các chủ xe nên tham khảo qua sách hướng dẫn khi mua xe để tìm hiểu chi tiết hơn. Sau đây là các bộ phận cần bảo dưỡng sau số km hay thời gian nhất định.
Bảo dưỡng ô tô sau 5.000 km đầu tiên thì các chủ xe nên chú trọng vệ sinh hay thay thế những bộ phận như là lọc gió động cơ/điều hòa, dầu máy, dầu hộp số, mực dầu thắng, nước rửa kính/làm mát,... để tránh bám bụi và làm mới chất lượng của máy dầu.
Ở lần bảo dưỡng tiếp theo, chủ xe nên thay thế lọc dầu và đảo lốp mỗi 10.000 km/lần.
Lúc này cần thay mới lọc gió động cơ và điều hòa, vì tuổi thọ của chúng không còn bảo đảm, ảnh hưởng đến khả năng vận hành lâu dài của xe.
Đây là thời điểm mà người bảo dưỡng ô tô cần kiểm tra lại lọc nhiên liệu, dầu hộp số/trợ lực/vi sai/phanh/ly hợp và dung dịch làm mát.
Dầu vi sai là quan trọng nhất vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hộp số, ô tô có hoạt động tốt hay không một phần là do bộ phận này. Dầu phanh và ly hợp cũ sẽ làm mất đi hiệu quả. Chưa kể hiện tượng chai nứt dây curoa cũng có thể xuất hiện.
Hãy kiểm tra và bảo dưỡng ô tô những bộ phận như nước làm mát, bugi, má phanh,... Nước làm mát có thể bị đóng cặn làm động cơ nóng hơn. Ngoài ra còn phải xem xét đến đèn, phanh, hệ thống treo, tay lái, lốp xe, ắc quy,...
Tùy vào mỗi cơ sở bảo dưỡng mà mức giá sửa chữa, thay thế sẽ không giống nhau. Cho nên bảo dưỡng ô tô hết bao nhiêu tiền thì thường sẽ rơi vào khoảng 150.000 VND trở lên cho lần đầu.
Nếu thay thế những bộ phận mới có nguồn gốc chất lượng hoặc tay nghề kỹ thuật viên cao thì chi phí sẽ chênh lệch thêm.
Xem thêm:
Một thắc mắc thường gặp nhất là chủ xe nên đưa xe đến cửa hàng bảo dưỡng của hãng hay là ở các gara lớn. Câu trả lời là cả 2 nơi này đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng.
Nếu bảo dưỡng ô tô ở hãng, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng những phụ tùng, trang thiết bị chính hãng để làm mới lại xe. Đặc biệt vì cũng hãng nên xe có “bệnh” thì rất dễ đoán. Tuy nhiên, chủ xe sẽ phải mất nhiều chi phí và thời gian chờ đợi hơn.
Ngược lại, chăm sóc ô tô tại gara thì khác hẳn ở trên. Chủ xe sẽ mất ít chi phí hơn, cần tìm hiểu phụ tùng thay thế tại đây có tốt không, gặp thợ tốt thì không sao, còn không thì có hậu quả về sau. Tuy nhiên được cái là có nhiều địa điểm lựa chọn.
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã có nhiều thông tin hơn về quy trình bảo dưỡng ô tô, cũng như nên lựa chọn cơ sở đúng đắn để chăm sóc cho xế hộp của mình. Ngoài ra, những ai có nhu cầu học lái xe ô tô lấy bằng cấp tốc thì có thể liên hệ tại Tập lái để tìm hiểu thêm nhé.
Xem Thêm : Các thủ thuật lái xe đường trường khi thi ô tô dễ dàng nhất