4 / 5 ( 4 lượt đánh giá)

ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS


Với những người chơi xe thì chắc hẳn đã từng nghe và nhìn thấy thuật ngữ ABS trên thông số của một số dòng xe ô tô khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người thắc mắc ABS là viết tắt của từ gì. Do đó, nội dung sau đây sẽ giải thích ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS như thế nào để các bạn hiểu thêm nhé.

ABS là viết tắt của từ gì?

ABS là một thuật ngữ tiếng Anh viết tắt của từ Anti-lock Braking System (tiếng Đức là Antiblockiersystem), là một hệ thống chống bó cứng phanh có tác dụng khiến cho bánh xe bám đường tốt hơn khi phanh, nhằm giải quyết triệt để tình trạng bánh xe bị trượt trên mặt đường bởi má phanh bó cứng hoặc đĩa phanh.

ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS

ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS

Nếu xe không được trang bị ABS thì khả năng những trường hợp người lái đột ngột phanh gấp trong khi xe đang di chuyển với tốc độ cao sẽ khiến xe trượt dài trên đường và gây ra tai nạn rất lớn. Tác dụng của ABS là giúp chống bó cứng phanh, luôn duy trì sự ổn định và chắc chắn của phanh liên tục giúp hạn chế tình trạng bánh xe không bám đường.

Hệ thống phanh ABS xuất hiện như thế nào?

Sau khi đã giải đáp ABS là viết tắt của từ gì thì tiếp theo sẽ là nguồn gốc của hệ thống phanh này. ABS ra đời bởi sự nghiên cứu của nhà sản xuất Bosch và đã mang đến một bước tiến lớn trong việc hạn chế tối đa những vụ tai nạn liên quan đến phanh.

ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS

ABS là viết tắt của từ gì và sự khác biệt của phanh ABS

Nhờ vào hệ thống phanh điện tử sẽ làm cho các bánh xe đang quay không bị bó cứng khi phanh nên tránh được các trường hợp văng xe, trượt xe. ABS được đánh giá là một trong những thiết bị an toàn trên xe nên có nhất mọi thời đại.

Nguyên lý hoạt động của phanh ABS

Hệ thống hoạt động của phanh ABS khá là đơn giản khi trang bị các cảm biến điện tử để theo dõi tốc độ của các bánh xe và nhận biết tình trạng các bánh xe bị bó cứng khi sử dụng phanh. Nếu lốp xe có hiện tượng bị bó cứng thì hệ thống ABS sẽ điều chỉnh lập tức áp lực phanh đến các bánh xe để giúp người lái giữ vững tay lái.

Phanh ABS có thể điều chỉnh áp lực phanh khoảng 30 giây/lần từ mức tối đa xuống còn 0 trên một bánh xe.

ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS

ABS là viết tắt của từ gì và nguyên lý hoạt động

Các thành phần của một hệ thống ABS sẽ bao gồm:

  • Một máy tính điện tử.

  • 4 cảm biến theo dõi tốc độ quay của bánh xe.

  • Van thủy lực.

Nếu máy tính phát hiện ra một trong các bánh xe đang có tốc độ quay chậm hơn bình thường thì sẽ tự động giảm áp suất lên phanh. Ngược lại, nếu như bánh xe quay quá nhanh thì hệ thống sẽ điều chỉnh áp lực và tạo ra độ rung tại chân phanh, để giúp người lái xe nhận biết sự hoạt động của ABS.

Phanh ABS sẽ tác động lên piston tầm 15 lần/giây giúp kiểm soát kịp thời quá trình phanh trong những tình huống nguy hiểm.

Tìm hiểu cấu tạo chi tiết của phanh ABS trên ô tô

Như các bạn đã biết khi giải mã được ABS là viết tắt của từ gì, đúng với cái tên chống bó cứng phanh thì những thiết bị của hệ thống này đều có tác dụng kiểm soát phanh xe như:

  • Bộ cảm biến tốc độ: Được hình thành từ cảm biến hiệu ứng Hall, nam châm, dây điện từ để tạo tín hiệu xác định gia tốc hoặc giảm tốc cho bánh xe.

  • Bộ van: Gồm 3 vị trí, trong đó ABS điều chỉnh 1 van. Nếu 1 van không hoạt động sẽ cản trở hệ thống kiểm soát áp suất của phanh. Bên cạnh đó còn có van mở (giúp áp suất của xi-lanh chuyển qua phanh), van chặn dòng (ngăn áp lực gia tăng khi người lái nhấn phanh mạnh) và van giải phóng áp lực phanh.

  • Máy bơm: Giúp cung cấp áp suất lại cho phanh sau khi van giải phóng hoạt động, đồng thời làm hạn chế tình trạng trượt của bánh xe.

  • Bộ điều khiển (ECU): Có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu từ cảm biến tốc độ bánh xe, tự động điều chỉnh giới hạn lực phanh và kích hoạt phanh ABS.

ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS

ABS là viết tắt của từ gì và cấu tạo ABS

Ưu điểm mà hệ thống chống bó cứng phanh ABS mang lại

Những lợi ích cụ thể của ABS có thể kể đến là:

Kiểm soát được tay lái xe vững vàng

Theo thống kê thì mỗi năm có rất nhiều vụ tai nạn giao thông mà trong đó là đến từ người lái không biết cách sử dụng phanh hay hệ thống phanh của xe không bảo đảm an toàn.

Chính vì vậy mà tai nạn là không tránh khỏi nếu chủ xe và xe rơi vào một trường hợp nguy hiểm bất ngờ khi không thể kiểm soát phanh như ý muốn. Tuy nhiên nếu ô tô được trang bị hệ thống ABS thì sẽ giảm tối đa tình trạng trượt bánh, văng xe.

ABS là viết tắt của từ gì và tác dụng của phanh ABS

ABS là viết tắt của từ gì và ưu điểm của phanh ABS

Giải tỏa tâm lý căng thẳng khi ngồi trên xe

Đối với một số người khi ngồi trên xe thường có cảm giác không an toàn, lo sợ tai nạn nếu có tình huống bất ngờ xảy ra. Do đó, phanh ABS sẽ giúp người lái tự tin phanh đúng lúc và an toàn hơn để tránh những điều đáng tiếc.

Một số vấn đề cần chú ý khi dùng phanh ABS

Ngoài ABS là viết tắt của từ gì thì bạn cũng nên nắm rõ những vấn đề sau khi sử dụng:

  • Biết cách kiểm soát tốc độ khi ngồi trên xe, phanh ABS hay bất cứ loại phanh nào không thể bảo đảm an toàn của bạn 100%.

  • Nếu sử dụng các dòng ô tô không có ABS thì đừng nhấn phanh quá mạnh mỗi khi dùng đến vì dễ làm hỏng phanh.

  • Không nên rà phanh quá nhiều vì sẽ khiến cho hệ thống ABS suy giảm hiệu quả theo thời gian.

  • Hạn chế việc tăng tốc khi vào cua, phanh ABS khó xử lý được những trường hợp này vì quán tính của xe sẽ làm lệch tâm di chuyển. Do đó, bạn hãy chú ý tốc độ và lái xe cẩn thận trên mọi đường đi.

Với những chia sẻ về ABS là viết tắt của từ gì cũng như là những thông tin xoay quanh về ABS thì hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng, lợi ích mà thiết bị này mang lại cho chiếc xe của mình. Để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích hơn thì các bạn hãy theo dõi taplai.com nhé.

Khuyến mãi đặc biệt

gif hot taplaiNGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Ba 26/11/2024 (CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG)
CHỐT 25 HỒ SƠ CUỐI CÙNG KHOÁ CUỐI CÙNG ÁP DỤNG

( Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng )

Xem Thêm : Tìm hiểu xe ô tô 1 lít xăng đi được bao nhiêu km

Từ khóa liên quan:
CÁC BÀI ĐĂNG KHÁC
Để lại SĐT
Gọi điện