4 / 5 ( 3 lượt đánh giá)

Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc


Những cung đường ở địa hình đồi núi, đèo dốc luôn là một trong những đường đi có nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất, đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm đi đường đèo dốc. Chính vì vậy mà nội dung của bài viết này sẽ chia sẻ đến cho các bạn những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc an toàn nhất mỗi khi đi trên các cung đường này.

Kiểm tra tổng quát ô tô trước khi lên đường

Trước khi nói đến kinh nghiệm đi đường đèo dốc của người lái xe thì bản thân chiếc ô tô nói chung và các hệ thống phanh, lốp, điều hòa,... bên trong nói riêng cũng là yếu tố nên được quan tâm trước.

Trước mỗi chuyến đi leo đèo, đặc biệt là những cung đường đèo dài, hiểm trở như Mèo Vạc, Đồng (Hà Giang), Omega (Nha Trang - Đà Lạt), Ô Quý Hồ (Lai Châu), Bảo Lộc (Lâm Đồng),... thì bạn hãy đảm bảo mọi hệ thống, chức năng trên xe vẫn hoạt động bình thường.

Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc

Trong đó, quan trọng nhất là hệ thống phanh (má phanh, dầu phanh,...), tình trạng của lốp xe, áp suất lốp, dầu trợ lực lái, lốp dự phòng,... Điều này sẽ giúp hạn chế những trục trặc bất thường của xe khi đi trên đường.

Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc

Bên cạnh đó, những hành trình vượt đèo là những quãng đường dài đến hàng chục km, nên bạn cần chuẩn bị trước những địa điểm dừng chân để giúp cho người và xe nghỉ ngơi trước khi tiếp tục lên đường.

Ngoài ra, một kinh nghiệm đi đường đèo dốc an toàn là người điều khiển xe nên giữ một tâm lý thoải mái, ổn định để không ảnh hưởng đến phán đoán, thao tác lái xe khi xử lý tình huống đi đường.

Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc mà bạn nên biết

Khi đi trên đường đèo, nhất là những đoạn đổ dốc thì hãy hạn chế việc sử phanh nhiều nhất có thể. Hãy tận dụng khả năng hãm tốc bằng động cơ để kiểm soát tốc độ khi đi đường. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở bên dưới đây:

1. Nguyên tắc khi muốn leo dốc

Nếu chiếc ô tô mà bạn đang điều khiển thuộc dòng xe số sàn (MT) thì hãy chọn những số thấp nhất như 1, 2 , 3 để tăng tối đa lực kéo từ động cơ của xe, giúp cho xe leo những đoạn đường dốc cao khỏe hơn.

Đối với những dòng xe số tự động (AT) thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần để số tiến (D) là có thể di chuyển được, dựa vào tốc độ của xe đang đi mà hộp số sẽ tự động điều chỉnh cho phù hợp.

Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc

Các nhà sản xuất ô tô số tự động còn khuyên rằng các tài xế khi đi đường đèo đừng tác động quá nhiều vào cần số mà hãy để cho hộp số của xe tự động điều chỉnh. Ngoài ra, bạn có thể tự mình kiểm soát tốc độ của xe bằng cách chuyển sang chế độ sử dụng số tay (vận hành như xe số sàn) khi không muốn phụ thuộc vào sự “tự động” này.

2. Kinh nghiệm đi đường đèo dốc khi muốn đổ dốc

Không như leo dốc, việc lái xe xuống dốc thường làm cho cánh tài xế rất lo lắng, nhất là những đoạn dốc thẳng xuống hoặc dốc ở các khúc cua. Ngoài lực kéo của động cơ ô tô thì trọng lực và quán tính cũng làm cho xe đổ dốc nhanh hơn. Do đó mà hầu như những người lái xe đều thực hiện rà phanh để giảm tốc độ xe xuống dốc.

Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc

Đây là một sự nguy hiểm tiềm ẩn dẫn đến tai nạn nghiêm trọng vì hành động rà phanh trong khi đổ dốc sẽ làm cho hệ thống phanh bị quá nhiệt, má phanh có thể cháy mòn, dầu phanh nhanh sôi làm cho phanh tạm thời mất đi hiệu quả giảm tốc. Do đó, tài xế chỉ nên sử dụng phanh ở những lúc thực sự cần thiết chứ không nên tùy tiện phanh bất cứ lúc nào.

Một kinh nghiệm đi đường đèo dốc dành cho tình huống này là các bạn hãy sử dụng khả năng sang số của hộp số để động cơ ô tô hãm tốc độ xe lại, kết hợp với phanh là một cách lái xe an toàn.

3. Tận dụng chức năng của hộp số đúng cách khi đi đường đèo

Nhiều người lái xe chia sẻ với nhau rằng nếu lên dốc bằng số nào thì hãy xuống dốc bằng số đó. Tuy đây là kinh nghiệm đi đường đèo dốc khá hữu ích, nhưng không phải lúc nào cũng có thể áp dụng hiệu quả được vì phải dựa vào các dạng địa hình mà mình đi.

Chính vì vậy mà bạn nên nhìn vào độ dốc thực tế, mặt đường và tình trạng giao thông lúc đó để điều chỉnh sang số hợp lý. Tốc độ đổ dốc được xem an toàn là khi người lái xe có thể kiểm soát được tốc độ của xe mà không sử dụng nhiều đến phanh. Việc xuống dốc bằng ga chính là bạn điều khiển xe di chuyển bằng ga chứ không phải theo quán tính.

Những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc

Như đã chia sẻ, đối với ô tô số sàn thì bạn hãy nhả ga, đệm phanh và đạp côn về số 1, 2 hoặc 3 là có thể giảm tốc độ của xe. Còn với số tự động thì bạn có thể chuyển sang nhiều chế độ khác nhau dành cho việc đổ đèo (OD, D1, D2, L).

Đặc biệt, kinh nghiệm đi đường đèo dốc cho những người đổ đèo bằng xe số tự động là không được để số mo (N). Nếu không xe sẽ lao xuống nhanh hơn, rất khó để kiểm soát khi vào cua hay giảm tốc độ.

Trên đây là những lưu ý và kinh nghiệm đi đường đèo dốc mà các bạn có thể bỏ túi cho mình để có thể xử lý tốt những đoạn đường hiểm trở mà mình đi qua, nhất là những tài xế thiếu chuẩn bị, còn non kinh nghiệm đi đường đèo dốc. Hi vọng, bài viết này sẽ hữu ích với tất cả mọi người.

Thông tin Bằng B2 Bằng C
Ngày khai giảng Thứ Sáu 06/12/2024 Thứ Sáu 06/12/2024
Lịch học (dự kiến) (Sau 3,5 tháng tốt nghiệp) (Sau 6 tháng tốt nghiệp)
Hỗ trợ 🔸Trả góp 0%, hỗ trợ học đậu 100%không thi trên cabin mô phỏng
Cam kết 🔸Có hợp đồng cam kết trọn gói không phát sinh thêm chi phí

Xem Thêm : Bỏ túi 10 kỹ năng lái xe ô tô đường đồi núi

Từ khóa liên quan:
CÁC BÀI ĐĂNG KHÁC
Để lại SĐT
Gọi điện