NGÀY KHAI GIẢNG : Thứ Bảy 07/12/2024 (CHỈ CÒN 3 NGÀY KHAI GIẢNG)CHỐT 25 HỒ SƠ CUỐI CÙNG KHOÁ CUỐI CÙNG ÁP DỤNG
( Hoặc liên hệ Hotline: 0975 840 339 để được tư vấn nhanh chóng )
Đường đôi là gì là một trong những thắc mắc mà người tham gia giao thông muốn được giải đáp nhất. Hiểu được mức quan trọng của vạch kẻ đường sẽ giúp cho mỗi người tránh được các vi phạm và không bị mất tiền oan. Hãy cùng tìm hiểu về đường đôi là gì và mức xử phạt khi vi phạm vạch kẻ đường ngay bên dưới này nhé.
Căn cứ vào Luật Bộ GTVT sẽ có 4 loại đường được quy định như sau:
Đường đôi với dải phân cách giữa 2 làn đường.
Đường một chiều cho 2 làn phương tiện cơ giới trở lên.
Đường 2 chiều không có dải phân cách.
Đường một chiều với duy nhất 1 làn xe.
Theo đó, tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã quy định rõ “Đường đôi là đường được phân cách cố định ở giữa mà không phải là vạch kẻ có màu sơn trắng”, cụ thể có thể hiểu đường đôi là gì chính là đường 2 chiều có dải ngăn cách, không phải vạch sơn.
Định nghĩa về dải phân cách là một bộ phận không cho phép các phương tiện di chuyển trên đó và dùng để ngăn cách làn đường riêng biệt dạng dải đất, bê tông, bó vỉa,...
Bên cạnh đó, đường đôi còn cho các xe được di chuyển với tốc độ cao hơn những loại đường khác.
Sau khi đã biết đường đôi là gì thì bạn đọc nên học cách đi trên những con đường này như thế nào để không bị bắt và phạt tiền. Chính là chỉ được đi trên một làn cố định và chỉ đổi làn ở những vị trí cho phép.
Theo Điều 13 Luật giao thông đường bộ, xe máy có thể di chuyển ở bất kỳ làn nào trên đường đôi và những phương tiện có tốc độ thấp phải đi bên phải.
Ở các tình huống cần chuyển làn thì nên nhớ bật xi nhan thông báo cho các phương tiện khác nhé.
Quy định về tốc độ giới hạn khi đi trên đường đôi là:
Tối đa 60 km/h với những phương tiện cơ giới không nằm trong quy định Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Tối đa 90 km/h với ô tô 4-7 chỗ hoặc trên 30 chỗ (trừ xe buýt), hoặc ô tô tải trọng dưới 3,5 tấn.
Tối đa 80 km/h với ô tô trên 30 chỗ (trừ xe buýt) hoặc ô tô tải trọng trên 3,5 tấn (trừ xe bồn).
Tối đa 70 km/h với xe buýt, đầu kéo sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dụng (trừ xe trộn vữa).
Tối đa 60 km/h với ô tô kéo rơ moóc, ô tô trộn vữa, xe bồn.
Tối đa 40 km/h với xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự.
Vạch đơn, kẻ liền, sơn trắng để chia các làn xe cùng chiều. Không được phép chuyển làn, đè vạch hoặc đi trên làn không cho phép.
Chia làn cùng chiều với các vạch đơn, kẻ đứt, sơn trắng. Các phương tiện được phép chuyển qua các làn xe khác. Khoảng cách giữa các nét đứt càng dài thì cho phép xe di chuyển với tốc độ càng cao.
Áp dụng để phân 2 chiều cho đường có 2-3 làn và không có phân cách ở giữa. Vạch liền kẻ vàng không cho phép các phương tiện lấn làn hoặc đè lên vạch, thường thấy ở các đoạn đường khuất tầm nhìn vượt xe.
Vạch 1.1 hay sử dụng để phân làn xe ngược chiều ở đường trên 2 làn đường. Các phương tiện được phép cắt qua làn ngược lại và không có dải phân cách.
Xem thêm:
Phân làn 2 chiều ngược trên đường 4 làn, không dải phân cách, không được đè vạch, không được lấn làn. Trường hợp 2-3 làn xe, không có dải phân cách thì vạch kẻ vàng song song biểu thị tính nguy hiểm tăng cao.
Vạch nét liền sơn trắng: Áp dụng duy nhất cho phương tiện riêng biệt.
Vạch nét đứt sơn trắng: Áp dụng cho phương tiện riêng biệt, các phương tiện khác vẫn được đi vào nhưng phải ưu tiên nhường cho phương tiện này.
Ngoài ra, phương tiện ở đường ưu tiên có thể đi sang làn không cấm phương tiện này.
Người lái xe nếu đi sai làn đường sẽ phải chịu mức phạt như sau:
Đối với ô tô: Phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 VND, tước GPLX từ 1-3 tháng.
Đối với xe máy: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 VND, tước GPLX từ 2-4 tháng (nếu gây TNGT).
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về đường đôi là gì và mức xử phạt khi vi phạm vạch kẻ đường mà bạn đọc nên tìm hiểu để tránh mất tiền oan nếu không biết. Ngoài ra, nếu cần tư vấn về các khóa học lái xe cấp tốc, hỗ trợ đậu 99% cũng như là các thông tin về luật an toàn giao thông đường bộ, bạn đọc có thể liên hệ ngay tại Tập lái để các nhân viên trao đổi, hướng dẫn tận tình hơn.
Xem Thêm : Hệ thống treo khí nén là gì và ưu nhược điểm của treo khí nén